Blog

Những điều bạn chưa biết về phương ngữ Nhật Bản

1602209495-1602209495-193 (1)
Kiến thức tiếng Nhật

Những điều bạn chưa biết về phương ngữ Nhật Bản

Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Trung hay bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, tuỳ theo vùng miền của Nhật Bản mà sẽ có những cách nói riêng gọi là 方言 (hougen) – phương ngữ, còn gọi là tiếng địa phương. Nhắc đến phương ngữ Nhật Bản, không chỉ người nước ngoài học tiếng Nhật mà cả chính những người Nhật cũng chỉ nghĩ ngay đến Kansai. Trên thực tế, ngoài phương ngữ Kansai ra còn có rất  nhiều phương ngữ thuộc các vùng miền khác. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số nội dung chính về sự phân bố, nét đặc trưng của từng loại phương ngữ, cùng với đó là các ví dụ về các cụm từ tiếng Nhật thông dụng trong từng các phương ngữ phổ biến ở Nhật Bản.

Lịch sử và nguồn gốc của ngôn ngữ Nhật Bản

Lịch sử và nguồn gốc của ngôn ngữ Nhật Bản

Theo một số giả thuyết, phông chữ hỗn hợp và bản chất của tiếng Nhật thuộc về người Altaic hoặc Austronesian và trong kỷ nguyên Jomon có được sử dụng.

Một số giả thuyết khác cho rằng, tiếng Nhật chịu sự ảnh hưởng nhiều rất lớn từ hai ngôn ngữ là ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ Hàn Quốc. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là tiếng Trung, bởi từ thế kỷ thứ IV người Trung Quốc đã đưa ra hệ thống chữ viết của họ vào Nhật Bản. Trong thời kỳ Yayoi, những người di cư từ Hàn Quốc đem ngôn ngữ của vào Nhật Bản góp phần của họ tác động một phần nhỏ đến cấu trúc ngữ pháp của tiếng Nhật.

Vào thế kỷ thứ VIII, chữ viết cổ điển của Trung Quốc là Kanbun(漢文 – Hán Văn) lần đầu được giới thiệu. Hình thức viết này có thể được nhìn thấy trong các ghi chép cổ đại,có thể kể đến là một biên niên sử của các thần thoại và truyền thuyết cổ đại (Kojiki -古 事記 ). Manyogana (万葉仮名- hình thức ban đầu của tiếng Nhật ), được sử dụng cùng khoảng thời gian đó để biểu thị cách phát âm các Hán tự của Trung Quốc trong tiếng Nhật. Đây là bước đầu trong quá trình hình thành của loại chữ chúng ta biết và sử dụng ngày nay: Katakana và Hiragana mà. Trong khi Kanbun (漢文) được chuyển hóa thành Kanji, thì Hiragana và Katakana lại là bản đơn giản hóa của Manyogana (万葉仮名) gốc.

Tiếng Nhật chuẩn và tiếng địa phương.

 

Hyoujungo (標準語 ) hay Kyoutsuugo (共通語 ), chúng là là thuật ngữ để chỉ tiếng phổ thông Nhật Bản. Nó được dùng trên các chương trình truyền hình, trong chương trình giảng dạy, và các phương tiện truyền thông chính thống khác.

Có nhiều người cho rẳng tiếng Tokyo là tiếng Nhật chuẩn, nhưng thật ra tiếng Tokyo cũng là một dạng phương ngữ. Một số nơi dù thuộc địa phận Tokyo nhưng người dân ở đó cũng nói không chuẩn.

Ngoài tiếng phổ thông có tính phổ biến theo một quy tắc chuẩn mực chung, thì theo các vùng miền các loại ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng về từ vựng, ngữ điệu hay hình thái. Phương ngữ tồn tại trong cả phạm vi nhỏ hay cả vùng lớn. Ta có thể đoán được người nói đến từ đâu nếu như căn cứ vào phương ngữ.

Có bao nhiêu phương ngữ trong tiếng Nhật?

Sẽ không ngạc nhiên nếu có 47 phương ngữ khớp với 47 tỉnh ở Nhật Bản  bởi lẽ phương ngữ thường bị ảnh hưởng theo từng khu vực. Thực tế cho thấy, có rất nhiều cách để hình thành nên một phương ngữ. Cụ thể như, Hokkaido và Okinawa nằm ở hai đầu của đất nước vậy nên phương ngữ của người dân ở hai nơi này có sự khác nhau rõ rệt, các tỉnh khác cũng tương tự như vậy. Do nhiều yếu tố khác nhau mà Nhật Bản có hơn 100 phương ngữ đang tồn tại.

Để nhóm phương ngữ trong tiếng Nhật theo từng loại, các nhà ngôn ngữ học đã rất cố gắng. Tuy vậy các quan điểm của họ lại khác nhau, kết quả là lại có thêm nhiều cách để phân loại phương ngữ riêng biệt. Điều này dẫn đến hệ quả là đối với những người Nhật Bản không thuộc vùng đó thì phương ngữ lại càng trở nên đa dạng và khó hiểu hơn nữa. Học giả Tojo Misao (東条操) đã tạo ra hình thức được sử dụng phổ biến nhất để xác định các loại phương ngữ trong tiếng Nhật. Theo qua điểm của ông Tojo Misao về lý thuyết của sự phân chia phương ngữ, ở Nhật Bản tồn tại 16 loại phương ngữ.

Tại sao phương ngữ ở Nhật Bản lại tồn tại rất nhiều?

Một số ý kiến cho rằng, lý do ở Nhật Bản hình thành nhiều phương ngữ là do có nhiều thay đổi khi nó được lan truyền từ thủ đô sang các vùng khác tại Nhật Bản. Do Nhật Bản liên tục thay đổi thủ đô nên số lượng phương ngữ cũng tăng lên nhiều hơn. Ví dụ, khi thủ đô của Nhật Bản là Heian-kyo ( tức Kyoto ngày nay), thì vào thời điểm đó ngôn ngữ tiêu chuẩn là phương ngữ của vùng Kansai. Tuy nhiên, khi Tokugawa Ieyasu dời đô đến Edo thì phương ngữ của vùng Edo (標準語 – hyojungo)lại biến thành ngôn ngữ chuẩn. Phương ngữ của Thủ đô Tokyo ngày nay chính là nó

Một lý do khác lại cho rằng, thời xưa, mỗi khu vực của Nhật Bản đều được coi là một quốc gia riêng, mỗi vùng tạo ra một ngôn ngữ riêng của họ. Do vậy, vốn từ vựng mà chỉ người dân ở vùng đó mới hiểu được cũng dần tăng lên về số lượng.

Các nhóm phương ngữ chính tại Nhật Bản.

Các nhóm phương ngữ chính tại Nhật Bản.

1.Higashi nihon hougen(東日本方言 ):phương ngữ nằm ở phía Đông Nhật Bản, bao gồm cả phương ngữ Tokyo.

2. Hachijou hougen(八丈方言 ):phương ngữ chịu sự ảnh hưởng của phương ngữ Đông Nhật Bản cổ.

3.Nishi nihon hougen(西日本方言 ): phương ngữ ở phía Tây Nhật Bản, gồm Kyoto, Hyougo, Osaka, …

4. Kyuushuu hougen(九州方言 ):phương ngữ Cửu Châu, gồm có Nagasaki, Kumamoto,…

5.Ryuukyuu hougen (琉球方言):phương ngữ các đảo thuộc nhóm đảo, Okinawa, Ryūkyū…

Ngày nay, những người trẻ tuổi Nhật Bản thường nói được cả tiếng địa phương và ngôn ngữ chuẩn tiếng Nhật chuẩn bởi tiếng Nhật chuẩn hiệc được dùng phổ biến trên cả nước, mặc dù nhiều trường hợp, tiếng Nhật “tiêu chuẩn” bị ảnh hưởng bởi tiếng địa phương và ngược lại tiếng địa phương cũng chịu ảnh hưởng bởi tiếng chuẩn.

Một số phương ngữ cụ thể.

Akita ben(秋田弁)

Vùng này dùng toàn chữ ne(ね)- Do chữ nai (ない) và chữ jan (じゃん) sẽ biến thành chữ ne(ね)
Ví dụ:

  • Không có: ない – ね
  • Không có đúng không: ないじゃん -ねね
  • Không ngủ có phải không: ねないじゃんーねねね
  • Ngủ đi: ねなきゃー ねねば
  • Không ngủ được đúng không: ねれないじゃんー ねれね~ね
  • Mặc dù phải ngủ nhưng không ngủ được: ねなきゃいけないなのにねれないじゃんーねねば~ねのにねれねねえ~(Nenakya ikenainanoni ne renaijan ̄ neneba ~ ne no ni nerene nē ~)

Hakata ben(博多弁)

Còn được gọi là Fukuoka ben(福岡弁), phương ngữ này được sử dụng chủ yếu ở Fukuoka và các vùng phụ cận.

Đặc điểm:

1.だ, じゃ (da, ja)chuyển thành や(ya)

Ví dụ:

  • 生徒だけど (seito dakedo) => 生徒やけど (seito yakedo): Tôi là học sinh.
  • 赤じゃない (aka janai) => 赤やない (aka yanai): Không phải màu đỏ.

2. ない (nai) chuyển thành ん(n)

Ví dụ:

  • Không biết: 知らない (shiranai) => 知らん (shiran)
  • Không ăn: 食べない (tabenai) => 食べん(taben)

3. Tính từ đuôi い(i) chuyển thành か(ka)

Ví dụ: 遅い (osoi) => 遅か (osoka) :muộn

4.Hậu tố よ (yo) chuyển thành ばい(bai)

Ví dụ:

  • Có đấyあるよ (aru yo) => あるばい (aru bai).

5.から (kara) chuyển thành けん(ken)

Ví dụ:

  • 好きだから (suki dakara) —> 好きやけん (suki yaken): vì tôi thích bạn.

Ngoài ra phương ngữ Hakata còn được nhiều người biết đến với những nét riêng như cách dùng của と・っと.

Ví dụ: 何をしているの?=> なんばしよっと?・なんしとうと?:Bạn đang làm gì vậy?

Bên cạnh đó phương ngữ này còn có những từ vựng cơ bản như: よか(yes), いんにあ(no),  うち(Tôi), ああた(Bạn),

Kansai ben (関西弁).

Kansai ben là phương ngữ được người ở tại các tỉnh thuộc vùng Kansai như Osaka, Kyoto, Hyogo, Nara, Wakayama,… sử dụng. Phương ngữ vùng này có rất nhiều đặc trưng:

  • arigatouありがとう (Cảm ơn) → ookini(おおきに)
  •  iiいい (được, tốt)→ ええ (ee)、iiyo (いいよ) → eede (ええで)
  •  hontou ni?ほんとうに?(Thật không? ) → honma ni?(ほんまに?)
  • totemoとても (Rất) → meccha (めっちゃ)
  • bakaばか (Đồ hâm, ngu ngốc)→  aho (あほ)
  • takusanたくさん (Rất nhiều) → yousan (ようさん)、gyousan(ぎょうさん )
  • otousanおとうさん (Bố) → oton (おとん)
  • okaasanおかあさん (Mẹ) →  okan (おかん)
  • ojiisanおじいさん (Ông) → occhan (おっちゃん)
  • ameあめ (Kẹo) → amechan (あめちゃん)
  • soudane: そうだね (Đúng vậy nhỉ) → seyana(せやな)、 soudesho?(そうでしょ?) → seyaro?(せやろ?)
  • kodomoppoiこどもっぽい (Tính trẻ con ) → obokoi (おぼこい)
  • samuiさむい (Lạnh )→  sabui (さぶい)
  • tsukareruつかれる (Mệt) → shindoi (しんどい)
  • nikumanにくまん (Bánh bao) →  butaman(ぶたまん )
  • suteruすてる (Vứt đi)→  hokasu(ほかす)
  • dameだめ (Không được )→  akan(あかん )

dame jan(だめじゃん) →  akanyan(あかんやん )

dame dayo~ (だめだよ) →  akande~(あかんでぇ~)

dayo~ (だよ~)→  yade~(やで~)

Những động từ thể phủ định đuôi ~ない(nai) đổi thành đuôi ~へん(hen)

Ví dụ:

  • Không hiểu:  wakaranai(わからない)→  wakarahen(わからへん)
  • Không đến: konai (来ない) →  kehen (けへん)
  • Không làm: shinai(しない) →  sehenせぇへん (Ở Kyoto là shiihin-しーひん )
  • Phải làm: shinakerebanaranai (しなければならない) → senaakan (せなあかん)
  • sareru(される) → shiteharu (してはる )
  • Tại sao thế? Doushitenano?(どうしてなの?)→  nandeyanen! (なんでやねん!)
  • Thú vị: omoshiroi (おもしろい)→  omoroi (おもろい)
  • Thôi đi: mou iiya! (もういいや! )→  mou eewa! (もうええわ! )

Ở Kyoto có cách chuyển đuôi desu (です) thành dosu(どす)

Ví dụ: soudesune(そうですね) → soudosuna (そうどすな).

広島弁 (Hiroshima ben).

Hiroshima ben là phương ngữ ở vùng Chugoku, phương ngữ này được nhận ra bởi những đặc trưng sau:

1.だ (da) chuyển thành じゃ (ja)

Ví dụ: 元気だ (genki da) → 元気じゃ (genki ja) :Tôi khỏe

2. ない chuyển thành ん

Ví dụ: わからない (wakaranai) → わからん (wakaran)

3.でください chuyển thành んさんな

Ví dụ: 飲まないでください (nomanaide kudasai) → 飲みんさんな (nominsanna)

4.てあげる (teageru)、であげる (deageru) chuyển thành ちゃる (charu)、じゃる(jaru)

Ví dụ:

  • 教えてあげる (oshiete ageru) → 教えちゃる (oshiecharu)
  • 選んであげる (erande ageru) → 選んじゃる (eranjaru)

Tokyo ben (東京弁).

Phương ngữ Tokyo ben (東京弁).

Edo (tên gọi của Tokyo thời Mạc phủ) là trung tâm kinh tế, chính trị của Nhật Bản thời bấy giờ, nơi đây từ một làng chài nhỏ bé phát triển thành khu đô thị đông đúc, tốc độ sống cũng theo đó nhanh hơn.

Theo nhịp sống hối hả, tốc độ nói của người dân nơi đây cũng bị ảnh hưởng theo nên họ thường nói rất nhanh, do vậy, người dân ở đây thường lược bớt từ hoặc nói khác đi để cho nhanh hơn.

Ví dụ:

  • Hết cách rồi : shouganai (しょうがない) => shaanee(しゃーねー ).
  • Béo: futoi(太い ) => futee(ふて)
  • Cảm ơn vì bữa ăn: Gochisousama(ごちそうさま ) chuyển thành  gottsuan(ごっつぁーん )
  • Âm hi (ひ) phát âm thành shi (し), nên đọc hyakuen (百円) thành shakuen (しゃくえん).
  • Âm shi (し) đọc thành âm shu (しゅ), đọc teishu(亭主) thành teishi(ていし)

Tuy nhiên, cách nói này chỉ đúng với người sống ở nơi được coi là trung tâm của Edo xưa – khu Asakusa. Hiện nay người sống ở trung tâm Tokyo như Shinjuku hay Shibuya không nói vậy.

Vì ngày nay hầu hết người dân sống ở Tokyo đều nói tiếng Nhật chuẩn vậy nên phương ngữ Tokyo truyền thống hiếm khi được sử dụng.

Nagoya ben (名古屋弁).

Nagoya chịu sự ảnh hưởng của cả phương ngữ miền Đông và Tây Nhật Bản do vị trí địa lý nên tiếng. Dù vậy thì chúng có nét tương đồng với cách nói ở Tokyo hơn về ngữ điệu. Nagoya ben thịnh hành ở Nagoya, tỉnh Aichi.

Một số đặc điểm:

1.Hậu tố yo (よ) chuyển thành ni (に)

Ví dụ: oishii yo (おいしいよ ) –> oishii ni (おいしいに ) : Ngon lắm.

2.Thể phủ định nai(ない) chuyển thành sen(せん)

Ví dụ: Tôi không uống: nomanai (飲まない) => nomasen (飲ません).

3.Tekudasai (てください) chuyển thành  techou (てちょう)

Ví dụ: Đến đây: 来てください(kite kudasai) => 来てちょう(kitechou)

4.Kunaru (くなる) chuyển thành naru (なる)

Ví dụ: Trở nên lớn hơn: ookikunaru (大きくなる() chuyển thành ookinaru (大きなる ).

Sendai ben (仙台弁 ).

Đây là phương ngữ thịnh hành ở vùng Tohoku Sendai, do Sendai là thủ phủ của tỉnh Miyagi. Trong các phương ngữ thuộc vùng Tohoku, thì Sendai ben cũng là phương ngữ gần gũi nhất với ngôn ngữ chính thống.

1. を(o) chuyển thành ば (ba)

Ví dụ: Tôi mua tạp chí: zasshi wo katta (雑誌を買った) =>  zasshi ba katta (雑誌ば買った).

2. Darou (だろう ),  deshou (でしょう) chuyển thành be (べ )

Ví dụ: Chắc là người Nhật: nihonjin deshou (日本人でしょう )  => nihonjin be (日本人べ )

3.に、へ (ni, e) chuyển thành さ(sa)

Ví dụ:

Bạn tôi cho mượn: tomodachi ni kashite moratta (友達に貸してもらった) =>  tomodachi sa kashite moratta (友達さ貸してもらった).

4.そう(so )chuyển thành ん (n)

Ví dụ:

Không phải thế sou janai (そうじゃない) => ndene (んでね).

Hokkaido ben (北海道弁).

Sau thời kì Minh Trị, người từ Hokuriku và Tohoku di cư đến Hokkaido và từ đó Hokkaido ben – một hệ phương ngữ đặc sắc đã ra đời. Có thể nói rằng, Hokkaido ben tạo nên hệ thống có đặc điểm riêng từ sự tổng hợp và pha trộn giữa nhiều phương ngữ khác nhau, chẳng hạn:

1.yone (よね), deshou (でしょう) chuyển thành ssho (っしょ).

Ví dụ:

Cái này đúng không?: kore da yone? (これだよね?) =>  koressho? (これっしょ?) Cái này đúng không?

2. yone (よね), deshou (でしょう) chuyển thành shoya (しょや)

Ví dụ:

Chắc là ngày mai: ashita deshou (明日でしょう)  =>  ashita shoya (明日しょや ).

3. darou (だろう),  deshou (でしょう) chuyển thành be (べ) giống Sendai ben.

Okinawa hougen (沖縄方言 ), hay còn gọi là tiếng Nhật Okinawa(沖縄大和口).

Tiếng Nhật Okinawa khác với tiếng Okinawa.

Okinawa trước đây là vương quốc Lưu Cầu (Ryuukyuu), có hệ thống ngôn ngữ riêng. Từ khi Okinawa thuộc về Nhật Bản thì tiếng Okinawa đang càng ngày càng ít được sử dụng do người nói tiếng Okinawa đang chuyển sang nói tiếng Nhật.

Người Okinawa dần đồng hoá và chấp nhận tiếng Nhật chuẩn do sự tương đồng của hai ngôn ngữ, hệ thống giáo dục cũng như truyền thông tiếng Nhật, cùng với đó là sự thông thương, giao tiếp xã hội với người Nhật tại các đảo chính.

Tiếng Nhật Okinawa rất khó hiểu, đến cả người Nhật cũng không hiểu hết được những gì người Okinawa nói.

Trong đó sự khác biệt nhiều nhất là về ngữ âm và từ vựng , nhiều đến nỗi nó gần như không là tiếng Nhật. Đây cũng là lý do số người chọn Okinawa để sang du học rất hiếm

Một số câu tiếng Nhật ở dạng phương ngữ Okinawa như sau:

  • Chỉ nam giới sử dụng: haisai (ハイサイ) –> konnichiwa (こんにちは )
  • Chỉ nữ giới sử dụng: haitai (ハイタイ) –> konnichiwa (こんにちは)
  • Giật cả mình aiena (あいえな ) —> bikkurishita (びっくりした )
  • Rắc rối to rồi đấy: deejinattssaa (でーじなっとっさー ) –> taihen na koto ni natteru yo (大変なことになってるよ )
  • Đi đâu vậy? maakaimenseega? (まーかいめんせーが?) –> doko ni ikimasu? (どこにいきますか?)
  • Không cần vội: yonnaashimisooree(よんなーしみそーれー ) —> yukkuri shite ne(ゆっくりしてね )

Bất kể là ngôn ngữ nào thì phương ngữ đều có vai trò góp phần làm nên nét phong phú và đặc sắc của ngôn ngữ quốc gia đó. Ngoài học tiếng Nhật chuẩn trong sách hay giáo trình, các bạn có thể học thêm một chút tiếng địa phương nhé, vừa có thể mở rộng vốn kiến thức, vừa tránh được rắc rối khi gặp người địa phương Nhật hoặc khi đi đến các vùng khác nhau ở Nhật.

Tại sao phương ngữ Nhật Bản lại quan trọng như vậy?

Lý do đầu tiên, vì phương ngữ mang tính đặc trưng rất riêng, thể hiện nét độc đáo của con người ở một địa điểm cụ thể hay ở vùng đó. Điều này được thể hiện rất rõ ràng qua việc ba rời xa quê hương hoặc xa một thời gian rồi quay trở lại. Bạn chỉ có thể  thể nghe được giọng địa phương khi nói chuyện với người nhà, gặp đồng hương, hoặc quay trở lại với quê hương, nơi gắn bó với bạn từ thuở ấu thơ.

Thật đáng tiếc rằng, hiện nay, nhiều phương ngữ trong tiếng Nhật đang dần bị mai mòn bởi ngôn ngữ chuẩn của Thủ đô Tokyo, và chúng chủ yếu chỉ được sử dụng bởi những người lớn tuổi hoặc ở các vùng nông thôn. Bởi lẽ, trong một số trường hợp mang tính giáo dục, công việc, kinh doanh thì việc sử dụng phương ngữ sẽ có thể bị coi là không chuyên nghiệp hoặc thiếu tính cân nhắc vì người khác khó có thể hiểu được nội dung đang được đề cập đến. Do vậy, khi bàn chuyện kinh doanh với đối tác ở Tokyo thì việc sử dụng tiếng Nhật chuẩn được coi là lẽ đương nhiên. Nếu các đối tác cùng tỉnh/ thành phố (hoặc khu vực ) với họ (không thuộc Tokyo), thì có lẽ sẽ không nghiêm ngặt việc nói tiếng địa phương như vậynhư vậy.

Phương ngữ Kansai là một trong những phương ngữ được nhiều người biết đến nhất. Và, nó là một ngoại lệ với quy tắc này, với số lượng người nói giọng Kansai rất lớn THÌ người Nhật đã quen với việc nghe phương ngữ Kansai, những người nói tiếng Kansai rất tự hào về phương ngữ của chính mình

Hiện này một số phương ngữ khác mà tiêu biểu là tiếng Okinawa đang có xu hướng bị lãng quên. Lí do là vì hầu hết người trẻ dần dần xa quê để lên Thủ đô Tokyo lập nghiệp. Vì để bảo tồn nét văn hoá độc đoá của quê hương mình, người dân ở các vùng địa phương này đang cố gắng hết sức quảng bá phương ngữ của họ để khơi dậy sự quan tâm của tầng lớp trẻ tuổi, duy trì nét nét đẹp riêng của quê hương họ

0949006126
Liên Hệ